Quá trình lắng đọng Trầm tích nửa biển khơi

Sự phân tán trầm tích nửa biển khơi chủ yếu do lưu lượng sông kiểm soát.[3] Tốc độ phân tán chịu ảnh hưởng của các biến đổi mực nước biển làm thay đổi độ gần xa của các cửa sông với các lưu vực đại dương và của các hiện tượng hải dương học như hải lưu.[3] Các biến đổi mực nước biển là do sự dao động tự nhiên của trái đất giữa các thời kỳ băng hàgian băng gây ra.[6] Ví dụ, mực nước biển trung bình thấp sẽ xảy ra trong thời kỳ băng hà do có nhiều nước hơn bị giữ lại trong các chỏm băng. Ngoài ra, các vụ lở đất ngầm dưới nước gọi là dòng rối (hay dòng xáo động, trọc lưu) có thể vận chuyển trầm tích nửa biển khơi từ dốc lục địa đến chân lục địa và tạo thành một trình tự phân tầng đá trọc tích.[7][8]

Thông thường, trầm tích nửa biển khơi được vận chuyển đến dốc lục địa trong hệ thống huyền phù từ cửa sông nhưng cũng có thể được vận chuyển bằng gió.[3] Tốc độ lắng đọng của trầm tích nửa biển khơi cao hơn tốc độ lắng đọng của trầm tích biển khơi nhưng vẫn khá chậm.[9] Thông thường trầm tích nửa biển khơi tích tụ quá nhanh để phản ứng hóa học với nước biển. Do đó, trong phần lớn các trường hợp thì các hạt riêng lẻ giữ lại các tính chất và đặc trưng có từ nơi chúng hình thành.[9]